Thép và các sản phẩm thép từ lâu đã là một vật liệu thiết yếu của ngành xây dựng. Trong đó, thép mạ kẽm là vật liệu được sử dụng rộng rãi nhất bởi những ưu điểm nổi bật và tính ứng dụng cao trong nhiều công trình. Vậy ống thép mạ kẽm là gì? Làm sao để chọn thép mạ kẽm tốt? Hôm nay Minh Phú Steel sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
1. Ống thép là gì?
Ống thép là loại thép có cấu trúc rỗng. Thành mỏng nhưng lại có khả năng chịu được những áp lực lớn và những ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết. Đặc biệt khi được xi mạ thêm lớp kẽm bên ngoài bề mặt thì khả năng chịu lực và độ bền. Chống bào mòn của ống thép càng được tăng cường. Độ dày của lớp kẽm mạ được kiểm soát và điều chỉnh thích hợp theo quy cách của dòng sản phẩm. Đây là một phương thức bảo quản các sản phẩm sắt thép. Để chúng có thể tránh khỏi những tác động của môi trường xung quanh để chống rỉ sét. Đảm bảo độ bền cho lớp kim loại nền bên trong.
2. Các loại ống thép mạ kẽm
Dựa trên phương pháp sản xuất và đặc điểm sản phẩm, ống thép được chia thành 02 loại chính.
2.1. Ống thép mạ kẽm nhúng nóng
Mạ kẽm nhúng nóng, là cách truyền thống để phủ cho thép một lớp bảo vệ. Ống thép đã qua xử lý vệ sinh bề mặt được nhúng vào một bể chứa kẽm nóng chảy. Lớp kẽm bảo vệ này phủ cả hai mặt của ống thép, do nó được nhúng hoàn toàn vào một bể dung dịch kẽm nóng.
Trong tất cả các phương pháp mạ kẽm thường thấy thì mạ kẽm nhúng nóng là phương pháp có khả năng chống gỉ tốt nhất. Nó tạo lớp bền chống mài mòn trong nhiều môi trường khác nhau. Và thường sử dụng tốt trong các môi trường không khí, biển, chất hóa học công nghiệp,…
2.2. Ống thép mạ kẽm điện phân
Khác với mạ nhúng nóng, mạ điện phân chỉ được phủ bề mặt ngoài của ống thép. Người ta dùng công nghệ mạ điện phân. Tạo kết tủa trên lớp kim loại nền một lớp kim loại mỏng. Để chống sự ăn mòn, tăng kích thước, tăng độ cứng bề mặt. Phương pháp này còn được gọi là mạ lạnh.
Ưu điểm của ống thép mạ điện phân là lớp mạ có độ bám cao. Ống thép không bị nung nóng do đó không sợ ảnh hưởng đến hình dạng của ống thép. Khuyết điểm là nếu lớp mạ dày thì tính chất của nó lại kém đi. Đo đó lớp kẽm mạ có độ dày chỉ đạt khoảng 15 – 25 micro met. Do chỉ được bảo vệ một bề mặt và độ dày lớp kẽm ít hơn. Thép mạ điện phân có khả năng bảo vệ thấp hơn so với thép mạ nhúng nóng. Tuy nhiên, nếu phủ thêm một lớp sơn bên ngoài lớp kẽm cũng giúp tăng đáng kể độ bền của lớp bảo vệ.
3. Các tiêu chí để lựa chọn ống thép
Ống thép có rất nhiều loại được sử dụng rộng rãi tùy thuộc vào từng lĩnh vực như dân dụng. Cơ khí, xây dựng và tùy thuộc vào độ lớn của công trình hay dự án để bạn lựa chọn loại cũng như kích cỡ cho phù hợp. Trong quá trình sản xuất ống thép phải đáp ứng theo quy trình chế tạo nghiêm ngặt để đạt được đúng chuẩn phục vụ tốt cho đời sống. Những tiêu chuẩn: ghi nhãn, áp lực nhiệt độ, thiết kế, kích thước, … là yếu tố hàng đầu được đặt ra.
Nếu bạn cần một loại ống thép bền bỉ theo thời gian. Bạn nên chọn một loại ống thép dày dặn và tất nhiên nó sẽ là ống thép có số kg/ ống nặng nhất. Để đảm bảo độ bền cũng như tăng tính thẩm mỹ cho ông trình. Bạn sẽ cần thêm một lớp sơn bên ngoài để bảo vệ và trang trí cho ống thép nhưng bạn đừng quên chọn loại ống thép có nước mã trắng. Đều và dày khi chọn mua ống thép.
Nếu là thợ mỹ thuật cần ống thép mạ kẽm để uốn trang trí. Bạn cần thử nghiệm nhiều loại ống thép khác nhau để trải nghiệm. Nguyên liệu đầu vào khi sản xuất ống thép quyết định chất lượng công trình của bạn. Có thể một số loại ống thép bạn sẽ không thể uốn cong theo ý muốn của mình.
4. Lựa chọn ống thép mạ kẽm theo thương hiệu
Hiện nay, các loại ống thép trong xây dựng đang được sản xuất bởi rất nhiều thương hiệu trong nước (thép nội) như: Nhà máy Thép Hòa Phát. Công ty Thép Minh Ngọc. Công ty Thép Minh Phú … Khi chọn thương hiệu Ống Thép, yếu tố chất lượng được cho là tiêu chí hàng đầu. Hãy chọn sản phẩm thép ống mạ kẽm của các thương hiệu, các nhà cung cấp uy tín. Các nhà cung cấp uy tín mang đến cho khách hàng những sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Đảm bảo sự bền vững cho các công trình và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vì vậy, bạn cần chú ý đến giấy chứng nhận quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO hoặc giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) đối với thép nhập khẩu. Nhằm đảm bảo tiêu chuẩn trong xây dựng hoặc sản xuất.