Ngành xuất khẩu thép Nga hướng tới Châu Á khi các lệnh trừng phạt gia tăng

Theo phân tích từ các chuyên gia. Sau khi Nga nhận những lệnh trừng phạt kinh tế từ Châu Âu. Thì Châu Á sẽ là thị trường tiềm năng để Nga xuất khẩu thép cuộn cán nóng (HRC). Đặc biệt, hoạt động xuất khẩu phôi thép của quốc gia này có thể tập trung chuyển hướng tới Trung Quốc.

Nga đẩy mạnh xuất khẩu thép tới Châu Á để tránh lệnh trừng phạt từ phương Tây
Nga đẩy mạnh xuất khẩu thép tới Châu Á để tránh lệnh trừng phạt từ phương Tây

Số liệu thống kê cho thấy. Nga đang chiếm khoảng 10% thương mại thép toàn toàn cầu. còn Ukraine chiếm khoảng 4%. Vì vậy, khi khu vực này bị gián đoạn nguồn cung thép sẽ gây ra sự xáo trộn thị trường toàn cầu. 

Hôm 26/2, một tuyên bố chung về việc loại Nga ra khỏi SWIFT. (Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu). Đã được nhất trí bởi Mỹ. Ủy ban châu Âu, Pháp, Đức, Italia, Anh và Canada. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Nga. Đồng thời cũng tác động không nhỏ đến nền kinh tế thế giới. Trong đó có cả những nền kinh tế đưa ra quyết định này.

Nga không phải quốc gia đầu tiên bị loại khỏi SWIFT. Trước đó, các ngân hàng của Iran và CHDCND Triều Tiên cũng bị phương Tây loại khỏi hệ thống này. Khi EU ra lệnh trừng phạt vì chương trình hạt nhân. Theo đó, Iran đã mất gần một nửa doanh thu xuất khẩu dầu và 30% giá trị thương mại quốc tế. Đến năm 2017, phương Tây mới gỡ bỏ lệnh cấm và đưa Iran trở lại hệ thống SWIFT.

Các nhà phân tích quốc tế nhận định.Thép cuộn cán nóng (HRC) của Nga có thể xuất hiện trên thị trường giao ngay châu Á sau khoảng thời gian 4-5 tháng do các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga ngày một mở rộng. Trong khi xuất khẩu phôi thép của Nga có thể chuyển hướng sang Trung Quốc. Nếu nước này không giao dịch với các khách hàng truyền thống.

Nguồn cung thép Nga chiếm một tỷ trọng nhỏ trong thương mại HRC ở châu Á. Nga bán khoảng 30.000 tấn thép HRC cho Việt Nam mỗi tháng. Thép Nga xuất khẩu sang Việt Nam có khối lượng hạn chế. Kể từ tháng 10 năm 2021 do Việt Nam có đủ nguồn cung trong nước và khu vực để đáp ứng nhu cầu của mình.

Hiện vẫn chưa rõ liệu những người tham gia thị trường thép châu Á. Bao gồm cả ở Trung Quốc. Có sẵn sàng giao dịch với các ngân hàng Nga hoặc giao dịch các mặt hàng của Nga hay không. Những người mua than luyện cốc ở Trung Quốc. Tuần trước đã nêu rõ lo ngại về việc mua than của Nga. Trong bối cảnh tài chính thương mại không chắc chắn. Họ tỏ thái độ ngần ngại như vậy bất chấp việc Trung Quốc. Ngày càng phụ thuộc vào than đá của Nga. Sau khi nước này từ chối nhập khẩu than luyện cốc của Australia vào năm 2020 do căng thẳng chính trị với nước này.

Hoạt động trên thị trường sắt thép Biển Đen đã gần như dừng lại từ cuối tháng 2 do các nhà sản xuất phôi thép của Ukraine hạn chế sản xuất, khi các cảng chính ngừng hoạt động. Khách hàng cũng ngần ngại giao dịch với các nhà máy Nga vì không chắc chắn về các lệnh trừng phạt sắp tới sẽ như thế nào, trong đó một số chuyển sang các nhà cung cấp Thổ Nhĩ Kỳ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *